Hiện tượng rối loạn tiêu hóa khi mang thai các mẹ bầu nên biết

Người đăng: xuanhathudong on Thứ Ba, 26 tháng 4, 2016

Trong quá trình thai kỳ có khá nhiều bà mẹ mắc chứng rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, đi ngoài phân sống, ợ hơi,... Vậy nguyên nhân do đâu và cách khắc phục như thế nào? Cùng tìm hiểu những qua bài viết hiện tượng rối loạn tiêu hóa khi mang thai các mẹ bầu nên biết sau đây nhé!

Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở bà bầu?

Rối loạn tiêu hóa là gì?


Rối loạn tiêu hóa là tình trạng không bình thường diễn ra ở hệ tiêu hóa. Một số triệu chứng xuất hiện khi bị rối loạn tiêu hóa như: Buồn nôn và nôn, đau bụng âm ỉ, có khi từng cơn, có khi đau quặn, đi lỏng phân lúc nhão lúc rắn, bí trung tiện, bí đại tiện,..

Có thể bạn đang quan tâm: triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh - cách đo nhiệt độ cho trẻ sơ sinh - nón bảo vệ đầu cho bé tập đi

Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở bà bầu


Sau đây là những nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở bà bầu, các mẹ bầu lưu ý:

- Giai đoạn mang thai các mẹ bầu bị thay đổi về hormone dẫn đến giảm co bóp của nhu động ruột, nên khả năng tiêu hóa chậm và phân thường lưu lại ở ruột lâu dẫn đến tình trạng táo bón. Hơn nữa, việc uống bổ sung nhiều sắt, uống nhiều sữa có nhiều chất béo, ăn nhiều các thực phẩm giàu dinh dưỡng, đồng thời thai nhi lớn dần lên làm kích thước cổ tử cung mở rộng chèn ép các cơ quan nội tạng là những nguyên nhân dẫn đến táo bón.

- Thời kỳ mang thai cơ thể phụ nữ rất nhạy cảm với các loại vi khuẩn và vi rút nên các loại đồ ăn không đảm bảo vệ sinh dễ gây tình trạng tiêu chảy. Đặc biệt, với những người không dung nạp đường lactose, khi uống các loại sữa bầu có loại đường này cũng dẫn đến tiêu chảy.

- Những rối loạn đơn giản này sẽ làm giảm dần số lượng lớn lợi khuẩn trong đường ruột, gây ra tình trạng loạn khuẩn đường ruột và mất cân bằng hệ vi sinh vật, nếu không cải thiện kịp thời những chứng rối loạn tiêu hóa sẽ ngày càng trầm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

- Cách chữa rối loạn tiêu hóa thông thường

  • Nhiều mẹ bầu thường cố ăn nhiều sữa chua, nhưng thực sự khi mang thai bị rối loạn tiêu hóa có nên ăn sữa chua không? Sữa chua tuy có chứa các vi khuẩn có lợi nhưng thường ăn lạnh nên dễ gây lạnh bụng hoặc đau bụng, vì vậy các mẹ bầu hạn chế ăn sữa chua hoặc nếu ăn nên để ra ngoài ngăn mát đến khi hết lạnh.
  • Ăn nhiều trái cây và rau cũng là một biện pháp giúp cải thiện tình trạng táo bón và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn nhưng không chữa trị triệt để. Hoặc những trường hợp hay bị tiêu chảy thì phải dè chừng và kiêng khem dễ dẫn đến tình trạng thiếu chất cho cả mẹ và bé.
  • Bạn có thể dùng thuốc chữa rối loạn tiêu hoá tuy nhiên bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.

Biện pháp khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hóa ở bà bầu



Để khắc phục các tình trạng trên, lời khuyên cho các bà bầu là tuân thủ một chế độ ăn và hoạt động khoa học:

Đối với các trường hợp ợ hơi, đầy bụng,...
  • Cần lưu ý tránh các thức ăn có nhiều dầu ăn, đồ chiên rán,..
  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày  ( 6 – 8 bữa/ngày )
  • Ăn kỹ, nhai chậm.
  • Dùng một số thuốc kháng acid (theo chỉ dẫn của nhân viên y tế).
Đối với trường hợp tiêu chảy

  • Cần tránh hiện tượng mất nước và chất điện giải
  • Uống nhiều nước để bù lại lượng nước cho cơ thể, uống nước trái cây hoặc nước muối đường, Oresol.
  • Chế độ ăn uống bình thường nhưng lưu ý hơn về thành phần thức ăn. Nên ăn những thức ăn dễ tiêu như cháo, khoai tây, táo, cà rốt, bánh mì, chuối… Thận trọng với các sản phẩm từ sữa nhưng có thể sử dụng sữa chua ( vì có chứa các vi khuẩn có lợi ). Tránh ăn thức ăn có dầu mỡ, hoặc bơ.
  • Nếu có thêm các triệu chứng buồn nôn, nôn và một số triệu chứng mất nước như khô miệng, tiểu ít, vàng đậm, tinh thần mệt mỏi, đau đầu và chóng mặt…cần đến ngay cơ sở y tế để theo dõi.

Lưu ý: Nếu kèm theo ói mửa, buồn nôn, nôn và các triệu chứng mất nước như khô miệng, tiểu ít, vàng đậm, tinh thần mệt mỏi, đau đầu hoặc chóng mặt,... cần đến cơ sở y tế theo dõi truyền dịch.

Đối với tình trạng táo bón

  • Chế độ ăn cung cấp nhiều chất xơ như trái cây tươi ví dụ như bưởi, cam… rau quả, ngũ cốc vì có tác dụng kích thích hệ vi khuẩn đường ruột.
  • Uống nhiều nước (8-10 cốc/ngày).
  • Tránh các đồ uống có tính kích thích như cà phê, trà, sô đa vì chúng có thể làm cơ thể mất nước.
  • Đi bộ hoặc di chuyển nhẹ nhàng.

Nếu các biện pháp trên không có hiệu quả có thể sử dụng một số loại thuốc nhuận tràng an toàn cho phụ nữ mang thai. Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

{ 0 nhận xét... read them below or add one }

Đăng nhận xét